Khô miệng là bệnh thường gặp bởi vì tuyến nước bọt không đủ để làm ẩm miệng, đặc biệt là vào mùa đông. Khô miệng thường xuyên sẽ gây ra cảm giác khó chịu, chính vì vậy ông cha ta đã có những mẹo vặt chữa khô miệng trong cuộc sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây qua bài viết dưới đây nhé!
I. Nguyên nhân gây khô miệng
Khô miệng là tình trạng khoang miệng giảm tiết nước bọt gây ra cảm giác khô và khó chịu. Theo như chúng ta biết, nước bọt thường được tiết ra để làm mềm niêm mạc miệng, lưỡi, cổ họng. Ngoài ra, nước bọt còn có vai trò hỗ trợ hệ tiêu hóa và trung hòa axit để thúc đẩy quá trình tái khoáng.
Nếu khoang miệng không tiết ra nước bọt liên tục và không đủ sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sâu răng, hôi miệng, viêm nướu hoặc cảm giác khó khăn khi nhai nuốt.
Ngoài ra, khô miệng có thể xảy ra khi:
1. Nguyên nhân sinh lý
Hàng ngày cơ thể bổ sung quá ít nước cần thiết hoặc ăn đồ mặn và đồ khô quá nhiều. Cơ thể người già cũng suy giảm các chức năng khiến khô miệng xuất hiện ở nhiều mức độ.
Thêm vào đó, các nghiên cứu khoa học khác cũng cho thấy không bổ sung kịp thời nước sau vận động cũng được liệt kê vào nhóm nguyên nhân này.
2. Nguyên nhân bệnh lý
- Mất nước do nhiễm virus; sốt cao, tiêu chảy, thở bằng miệng…
- Lo âu, trầm cảm, mất ngủ kéo dài.
- Tác dụng phụ do thuốc gây ra.
- Tác dụng phụ dó phương pháp điều trị ung thư.
- Tổn thương thần kinh.
- Sử dụng thuốc lá không chỉ gây hại sức khỏe, gây hại đến hệ hô hấp mà còn gây ra khô miệng.
Nước bọt có quan trò rất quan trọng với sức khỏe răng miệng, chính vì vậy chứng khô miệng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày. Do đó, cần tìm hiểu nguyên nhân để chữa trị một cách hiệu quả.
II. Mách bạn 5 mẹo vặt chữa khô miệng
Khô miệng là căn bệnh không nghiêm trọng, vì vậy có thể áp dụng các mẹo vặt chữa khô miệng đơn giản như sau:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đây được xem là mẹo vặt chữa khô miệng đơn giản nhất, tiết kiệm mà chúng ta có thể thực hiện hàng ngày. Các phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách:
- Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng dọc theo hàm và dùng lực vừa phải để tránh tổn thương đến nướu, lợi hoặc các bộ phận mềm dễ tổn thương khác.
- Sử dụng nước súc miệng nhưng cần tránh loại chứa cồn vì theo các chuyên gia cồn có ảnh hưởng lớn đến tình trạng khô miệng.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng an toàn và hiệu quả.
- Nên cạo lưỡi 1 tuần/ lần để tránh tình trạng vi khuẩn có hại ảnh hưởng đến răng miệng.
2. Uống đủ nước mỗi ngày
Phương pháp chữa cháy nhanh nhất, dễ dàng nhất và có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi khi gặp tình trạng khô miệng, giảm cảm giác khó chịu chính là uống nước.
Trung bình mỗi ngày nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước lọc hoặc bạn có thể bổ sung nước bằng nước ép hoặc nước trái cây có lợi đến sức khỏe để tình trạng khô miệng cải thiện.
Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh duy trì được các hoạt động hàng ngày mà còn giúp khoang miệng sạch sẽ, cuốn được những mảng bám từ thức ăn và trung hòa axit trong miệng.
3. Dùng máy tạo độ ẩm
Vào thời tiết lạnh hoặc hanh khô, rất dễ gây ra trường hợp khoang miệng và mũi bị khô. Chính vì vậy, các máy tạo độ ẩm có thể giúp cải thiện không khí xung quanh, tăng độ ẩm không khí giúp khoang miệng và môi được cung cấp độ ẩm cần thiết.
4. Tận dụng các nguồn thảo dược tự nhiên
4.1 Nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội, mang đến nhiều lợi ích đến sức khỏe con người, trong đó có tính năng giảm tình trạng khô miệng vô cùng hiệu quả.
Có nhiều cách áp dụng mẹo vặt chữa khô miệng với nha đam bạn có thể tham khảo 2 cách phổ biến sau đây:
Dùng nha đam tươi nhai nuốt trực tiếp: Gọt bỏ vỏ xanh và phần ngựa vàng, sau đó nhai nuốt trực tiếp.
Dùng nước ép nha đam: Loại bỏ và làm sạch nha đam, xay nhuyễn một lượng nha đam vừa phải sau đó pha cùng mật ong và nước lọc để uống. Ngoài ra bạn có thể nấu nước nha đam cùng đường phèn để giải khát hàng ngày vào mùa hè.
4.2 Mẹo vặt chữa khô miệng bằng gừng
Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất với gừng – một gia vị không thể thiếu trong căn bếp của người Việt. Gừng không chỉ là một gia vị trong các món ăn mà trong chữa bệnh, gừng được xem là một vị thuốc quý.
Gừng mang đặc tính cay nóng nên kích thích tuyến nước bọt làm việc hiệu quả. Thêm vào đó, hương thơm của gừng cũng giảm tình trạng hôi miệng, làm ấm đường ruột,…
Chúng ta có thể nhai lát gừng mỏng cùng ít muối hoặc hãm nước gừng để uống, giúp tuyến nước bọt làm việc hiệu quả.
4.3 Chanh và muối
Chanh chứa vitamin C và nhiều khoáng chất có tác dụng tốt đến sức khỏe răng miệng như giảm hôi miệng, vệ sinh răng miệng đơn giản và giảm khô miệng vô cùng hiệu quả.
Để thực hiện, bạn cắt quả chanh làm đôi, rắc ít muối lên bề mặt sau đó chà xát lên lưỡi từ 1 đến 2 phút. Sau đó, nhổ ra và súc miệng bằng nước sạch.
5. Nhai kẹo cao su không đường
Để kích thích tuyến nước bọt làm việc, nhiều người đã áp dụng nhai kẹo cao su hàng ngày để giúp miệng luôn được cung cấp độ ẩm nhất định.
Bạn cần sử dụng kẹo cao su không đường để giảm tình trạng khô miệng, giảm bớt căng thẳng, dễ tập trung hơn nhưng không gây hại sức khỏe bởi vì nếu sử dụng kẹo có đường hóa học quá thường xuyên và kéo dài sẽ gây hại cho cơ thể.
III. Lưu ý khi chữa khô miệng
Những méo được áp dụng để trị khô miệng có độ an toàn cao nhưng trong quá trình áp dụng không thể tránh khỏi những tác dụng phụ. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Khô miệng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân vì vậy cần xác định rõ nguyên nhân để đưa ra biện pháp xử lý đúng cách và phù hợp.
- Không làm dụng các mẹo vặt để chữa khô miệng. Khi tình trạng khô miệng kéo dài cần đến ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
- Kết hợp các mẹo cùng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Bạn cần thường xuyên các thực phẩm tăng sản xuất nước bọt và tốt cho sức khỏe răng miệng như cần tây, mùi tây, cam, chanh, bưởi,…
- Hạn chế ăn mặn và luyện tập ăn nhạt để giảm tình trạng mất nước ở khoang miệng.
- Cần đến bác sĩ nha khoa để khám và lấy cao răng 2 lần/ năm ngay khi tình trạng khô miệng kéo dài và tái phát nhiều lần trong năm.