Các nội dung chính
Xi nhan là tín hiệu xin chuyển hướng, chuyển làn của người lái xe nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, lỗi này lại khá phổ biến mà ai cũng mắc phải. Vậy theo quy định, lỗi không xi nhan phạt bao nhiêu tiền, hãy cùng shareourtomorrow.org chúng tôi giải đáp chi tiết câu hỏi đó trong bài viết này nhé.
I. Mức xử phạt lỗi không xi nhan là bao nhiêu?
Thực tế tác vấn đề liên quan đến an toàn giao thông như không xi nhan bị phạt bao nhiêu, không gương phạt bao nhiêu… luôn nhận được sự quan tâm của người lái xe. Theo như Nghị định 100/2019, mức phạt đối với lỗi không bật xi nhan được quy định cụ thể như sau:
1. Mức phạt đối với ô tô không xi nhan
Không bật đèn xi nhan là hành vi bị xử phạt trong giao thông đường bộ. Vậy ô tô không xi nhan phạt bao nhiêu tiền?
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi người lái xe ô tô dừng, đỗ xe không có đèn tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi người điều khiển phương tiện ô tô chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước.
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi người điều khiển xe ô tô lùi xe không có tín hiệu báo trước, chuyển hướng không có tín hiệu báo trước trừ trường hợp người lái xe đi theo hướng cong của đoạn đường ở nơi đường không giao nhau cùng mức.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi người lái xe ô tô chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên cao tốc.
2. Mức phạt đối với xe máy không xi nhan
Bên cạnh xe ô tô thì xe máy khi chuyển hướng, chuyển làn không bật đèn xi nhan sẽ bị xử phạt. Vậy người điều khiển xe máy lỗi không xi nhan phạt bao nhiêu tiền?
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi người điều khiển xe máy không có tín hiệu báo trước khi chuyển làn.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi người lái xe máy không có tín hiệu báo trước khi chuyển hướng; trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường ở nơi đường không giao nhau cùng mức.
3. Đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng không có tín hiệu đèn báo trước khi lùi xe; dừng xe, đỗ xe.
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi người điều khiển phương tiện chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy xe trên cao tốc.
II. Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?
Theo như quy định, khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện cần phải có đủ điều kiện như độ tuổi, sức khỏe, giấy phép lái xe phù hợp. Bên cạnh đó, người lái xe khi tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo những loại giấy tờ sau, đó là: đăng ký xe; giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới; giấy chứng nhận kiểm định an toàn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Có thể thấy, người điều khiển phương tiện phải có giấy phép lái xe do cơ quan thẩm quyền cấp. Trong giao thông đường bộ, một số lõi vi phạm nhất định sẽ bị cơ quan chức năng tạm giữ hoặc tước quyền sử dụng GPLX. Do đó, bên cạnh thắc mắc lỗi không xi nhan phạt bao nhiêu tiền thì hành vi này có bị giữ GPLX không cũng được nhiều người quan tâm.
Đối với xe máy: theo Nghị định 100/2019 thì lỗi vi phạm không xi nhạn hiện nay chưa bị tước quyền sử dụng GPLX. Thế những, người tham gia giao thông vẫn bị cơ quan chức năng tạm giữ. Bởi, theo quy định của Luật xử phạm hành chính thì cơ quan chức năng, người có thẩm quyền được phép sử dụng những biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính bằng việc tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tang vật.
Như vậy, lực lượng chức năng giữ GPLX của người vi phạm giao thông trong trường hợp này hoàn toàn có căn cứ và đúng với quy định. Sau khi người vi phạm giao thông hoàn thành trách nhiệm nộp phạt thì cơ quan chức năng sẽ trả lại giấy tờ.
Đối với ô tô: Như đã nêu cụ thể ở trên, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng tùy theo trường hợp vi phạm.
III. Trường hợp người điều khiển phương tiện phải bật xi nhan
Theo Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về các trường hợp người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông bắt buộc phải bật xa nhan trong những trường hợp sau:
- Khi chuyển làn đường: Theo đó, trên đường có nhiều làn xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn, người lái xe khi chuyển làn cần có tín hiệu báo trước và đồng thời phải đảm bảo an toàn khi chuyển làn.
- Khi chuyển hướng phương tiện: Khi người điều khiển phương tiện muốn chuyển hướng xe cần phải giảm tốc tốc độ và có tín hiệu báo hướng xe muốn chuyển.
Lưu ý, khi chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải nhường đường cho xe người đi bộ, người đi xe đạp trên phần đường ưu tiên và nhường cho các xe ngược chiều. Chỉ được phép chuyển hướng khi không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông khác.
Như vậy, theo quy định của luật giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy, xe ô tô phải bật xi nhan khi rẽ trái, rẽ phải, quay đầu xe, chạy vào lề đường để dừng đỗ hoặc muốn vượt xe khác. Bên cạnh đó, người lái xe ô tô cùng phải bật xe nhan khi muốn lùi xe, dừng hoặc đỗ xe.
Trên thực tế, người điều khiển phương tiện cũng được khuyến nghị nên bật đèn xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi qua ngã 3 chữ Y, đi theo đường cong… để đảm bảo an toàn cho mình và phương tiện khác.
Trên đây là những quy định cụ thể về lỗi không xi nhan phạt bao nhiêu tiền mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Như vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cũng như tiền bạc cho bản thân mình và người tham gia giao thông khác, bạn hãy chấp hành nghiêm chỉnh Luật an toàn giao thông đường bộ nhé.