OCD là gì – Rối loạn ám ảnh cưỡng chế dấu hiệu như thế nào?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay ocd được biết đến là một căn bệnh tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh và người xung quanh. Người bệnh này có thể trở thành một người vô cùng sạch sẽ và kỹ tính. Vậy thực chất ocd là gì hay dấu hiệu của bệnh ocd là gì? Hãy cùng shareourtomorrow.org tìm hiểu ở bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh này nhé!

I. OCD là gì?

OCD hay viết tắt của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

OCD là gì? Đây là từ viết tắt của Obsessive-Compulsive Disorder, có nghĩa là rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Đây là một bệnh lý tâm thần liên quan mật thiết đến cách suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Những người mắc phải tình trạng này thường xuyên trải qua những nỗi sợ hãi và ám ảnh không mong muốn thường xuyên ảnh hưởng đến bệnh nhân và khiến họ  lặp lại các hành vi cưỡng chế.

Mặc dù ít đe dọa đến sức khỏe nhưng OCD khiến các hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng. 

OCD là hội chứng khá ít gặp, chỉ xảy ra khoảng 0,05% dân số thế giới. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ là 1.8% và nam giới là 0.5%. OCD  xuất hiện chủ yếu ở người từ 15 – 25 tuổi và gặp nhiều hơn ở những đối tượng có trí tuệ, trình độ cao.

II. Dấu hiệu của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

1. Thói quen rửa tay quá kỹ

Những người bị OCD trở nên ám ảnh với vi trùng trên tay của họ, triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng này. Người bệnh thường xuyên rửa tay, giữ tay sạch sẽ, thường xuyên có biểu hiện lo sợ lây lan mầm bệnh từ môi trường.

2. Dọn dẹp nhà cửa theo nguyên tắc cứng nhắc

Bệnh nhân ocd luôn cảm thấy mọi thứ không sạch sẽ

Những người mắc chứng OCD thường có những quy tắc dọn dẹp nhà cửa riêng mà họ phải tuân theo và luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, trang bị nhiều dụng cụ vệ sinh gia đình. Dọn dẹp cho đến mệt mỏi cũng cảm giác xung quanh có tồn tại vi khuẩn.

3. Ám ảnh về những con số

Những người mắc chứng OCD thường bị ám ảnh bởi những con số,  thường gây ra nhiều sự tức giận cho những người xung quanh bằng cách yêu cầu họ xem xét những con số một cách nghiêm túc, và cảm thấy lo lắng quá mức khi phải đối mặt với những con số,  những con số không may mắn hoặc thường là đếm số người, mục tiêu, hoặc nhiệm vụ.

4. Cảm giác cần phải kiểm tra

Người mắc OCD có xu hướng kiểm tra mọi thứ nhiều hơn người bình thường, luôn cảm thấy bất an về mọi thứ và cần kiểm tra mới yên tâm.

5. Có tổ chức tốt

OCD là một căn bệnh, nhưng không thể phủ nhận rằng những người thuộc nhóm này có khả năng sắp xếp mọi việc rất tốt. Tuy nhiên, khả năng này cũng gây ra một số vấn đề cho  bệnh nhân và môi trường của họ, chẳng hạn như họ không thể nghỉ ngơi trước khi hoàn thành việc, gây khó chịu vì tiểu tiết quá mức,…

6. Sợ hãi bạo lực quá mức

Bạo lực là điều không ai mong muốn và khiến nhiều người lo sợ. Tuy nhiên, những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế không dám bước ra nơi công cộng vì sợ bị lạm dụng vì nỗi sợ hãi của họ quá phóng đại. Ngoài ra, người bệnh còn có những nỗi sợ hãi khác như sợ con mình đi học bị bạn bè bắt nạt, sợ hãi người khác đánh đập mỗi khi ra đường,…

7. Dằn vặt về các mối quan hệ

Người bị ocd luôn cảm thấy rằn vặt

Nếu bạn cảm thấy dằn vặt sợ làm người khác tổn thương hay ảnh hưởng đến mối quan hệ dù với tình huống nhỏ, đây cũng chính là dấu hiệu của OCD. Đặc biệt, những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường cảm thấy lo lắng và lo lắng khi đụng độ với đồng nghiệp, bạn bè, người thân hoặc khi họ mắc một số sai lầm mà không giải quyết.

8. Ám ảnh về tình dục

Những người mắc chứng OCD có thể có những ý tưởng khác thường về xu hướng tình dục đối bản thân họ. Ý nghĩ mong muốn quan hệ tình dục với người lạ, trẻ em hoặc những người cùng giới tính, cũng như đồng nghiệp và khách hàng tại nơi làm việc. Những ám ảnh  tình dục này thường đi vào tâm trí của bệnh nhân mặc dù họ không hề mong muốn.

9. Ghét ngoại hình chính mình

Những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường biểu hiện các triệu chứng liên quan đến hội chứng ngoại hình phức tạp, không thích hoặc miễn cưỡng nhìn vào gương. Bệnh nhân thường không tin tưởng vào những lời khen về ngoại hình của mình và luôn cảm thấy mình không được xinh đẹp khi sinh ra.

10. Tìm kiếm sự đảm bảo

Người mắc chứng OCD thường hỏi ý kiến mọi người xung quanh về vấn đề của mình. Luôn hoài nghi về lựa chọn của mình. Vì thế bạn có xu hướng kỳ vọng ý kiến người khác có thể làm bản thân an tâm hơn.

III. Nguyên nhân gây ra bệnh OCD

Nguyên nhân chính gây ra OCD vẫn chưa được xác định nhưng có thể tìm ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như:

  • Yếu tố sinh học: Những thay đổi trong não hoặc cơ thể gây ra những suy nghĩ ám ảnh và thực hiện các hành vi một cách cưỡng chế. 
  • Các yếu tố môi trường: Dựa trên nghiên cứu, các bác sĩ kết luận rằng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể là kết quả của các hành vi hình thành thói quen lâu dài.
  • Một yếu tố khác: Sự thiếu hụt serotonin, một chất hóa học cần thiết cho não, có thể dẫn đến suy nghĩ hoang tưởng ở bệnh nhân. Ngoài ra, các bác sĩ cũng đưa ra bằng chứng cho thấy trẻ  bị nhiễm liên cầu khuẩn beta và nhóm A có khả năng mắc bệnh cao hơn những trẻ khác.

Bên cạnh đó còn nhiều nguy cơ như tiền sử gia đình có rối loạn về mặt tâm lý hay các sự kiện trong cuộc sống có tính chất căng thẳng quá cao,..có thể gây bệnh OCD.

IV. Điều trị OCD như thế nào?

Thực tế thì bệnh OCD không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà hầu hết bệnh nhân đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, vì thế thì không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên việc điều trị OCD luôn cần thiết bằng cách sử dụng thuốc cùng phương pháp trị liệu.

1. Sử dụng thuốc

Thuốc có thể giảm nhẹ hành vi cưỡng chế và suy nghĩ ám ảnh ở bệnh nhân. Tuy nhiên đây chỉ là liệu pháp tạm thời. Vì vậy nên được sử dụng thuốc cùng phương pháp trị liệu song song.

2. Liệu pháp tâm lý

Sử dụng trị liệu tâm lý là biện pháp điều trị ocd hiệu quả
  • Bệnh nhân cần tham gia vào các hoạt động xã hội để có ít thời gian suy nghĩ bất thường. 
  • Tập thể dục thường xuyên cùng ăn uống cũng sẽ cải thiện tinh thần tốt.
  • Sau thời gian học tập làm việc cũng nên nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, lo âu.
  • Trị liệu tâm lý ở các trung tâm y tế.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về ocd là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Cảm ơn đã đọc!

Các bài viết khác